Hướng Dẫn Kỹ Thuật Lấy Mẫu Bệnh Phẩm

1. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT LẤY MẪU MÁU

1.1.Đối với mẫu máu tĩnh mạch

– Hỏi tên bệnh nhân (BN), đối chiếu với phiếu chỉ định và các dụng cụ chứa mẫu đã được chuẩn bị cho phù hợp.

– BN ngồi ngay ngắn, tay duỗi thẳng trên bàn.

– Yêu cầu BN nắm bàn tay lại.

– Buộc dây garo ở cánh tay trong, khoảng cách trên  khuỷu tay 5-8cm.

+ Lưu ý: Tránh cột quá chặt, thời gian từ lúc cột garo đến lúc lấy máu không quá 1 phút.Trường hợp BN khó lấy máu, nếu cột garo quá 1 phút, nhân viên lấy máu phải gỡ garo, cho BN thả lỏng tay trong vòng 2 phút, sau đó mới tiếp tục lấy máu ở vị trí ban đầu.

– Sát trùng nhiều lần và 1 chiều (từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên) dọc theo vùng được chọn lấy máu. Lưu ý: mỗi miếng gòn chỉ dùng sát trùng 1 lần.

– Chờ khô cồn, kiểm tra kim bằng cách kéo và đẩy pittong đảm bảo rằng pittong di chuyển nhẹ nhàng trong lòng của  ống tiêm.

– Căng vùng da nơi tĩnh mạch cần lấy máu, cầm ống chích nghiêng 30o so với cánh tay , vát của mũi kim hướng lên trên

– Ấn đầu kim vào lòng tĩnh mạch, kéo lui pittong nhẹ nhàng và liên tục để rút 1 lượng máu cần thiết.

– Yêu cầu BN mở nắm tay,tháo garo, đặt bông lên vết thương, rút nhanh kim ra khỏi tĩnh mạch (yêu cầu BN giữ chặt gòn để tránh chảy máu).

– Tháo kim và bơm nhẹ máu vào dụng cụ chứa mẫu theo thứ tự ưu tiên như sau:

– Dán băng keo cá nhân cho bệnh nhân.

1.2 Đối với mẫu máu mao mạch:

 – Sát trùng đầu ngón tay áp út bằng cồn, để khô.

– Bóp chặt đầu ngón tay, dùng lancet đâm nhanh và gọn (vết thương sâu khoảng 2-3 mm) vào vùng đỉnh bên hông phía ngoài của đầu ngón tay

– Dốc ngón tay, vuốt  nhẹ dọc theo thân ngón tay để máu chảy ra

– Khi đã lấy đúng lượng máu cần thiết, đặt gòn khô lên vết thương để máu ngừng chảy.

2. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT LẤY MẪU NƯỚC TIỂU

2.1 Đối với mẫu nước tiểu bất chợt (random urine):

– Là mẫu nước tiểu bất kỳ hay lấy vào sáng sớm, cho vào lọ nắp đỏ hoặc tuýp nhựa 10 ml, không cho thêm chất bảo quản

– Cách thực hiện:

+ Tiểu bỏ phần nước tiểu đầu

+ Hứng lấy phần nước tiểu giữa dòng; khoảng 2/3 dụng cụ chứa mẫu nước tiểu (dụng cụ chứa mẫu do khoa XN phát)

+ Gửi thật sớm đến khoa XN (không vượt quá 1 giờ)

+ Lưu ý:

• Không lấy mẫu nước tiểu khi phụ nữ đang có kinh nguyệt

• Nên vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài, trước khi lấy mẫu nước tiểu

2.2 Đối với mẫu nước tiểu 24 giờ:

Tủ cắt lọc sét

Tủ chống sét lan truyền

Thiết bị cắt lọc sét

Thiết bị chống sét lan truyền

Thiết bị cắt lọc sét LPI

– Chuẩn bị: Bô đựng nước tiểu nên rửa sạch, đậy kín, để chỗ mát.

– Cách thực hiện:

+ 6 giờ sáng, tiểu bỏ hết phần nước tiểu ngay lúc đó (không tiểu vào bô)

+ Sau đó, bắt đầu tiểu vào bô mỗi khi đi tiểu (cả ngày lẫn đêm, không bỏ nước tiểu ra ngoài, kể cả lúc đi tiêu)

+ 6 giờ sáng hôm sau, tiểu hết vào bô lần cuối cùng

+ Đo chính xác thể tích nước tiểu trong bô, ghi vào phiếu chỉ định XN (dùng chai nước suối loại 500 ml để đo thể tích)

+ Cho nước tiểu vào dụng cụ chứa mẫu, khoảng 2/3 ống nghiệm, gửi thật sớm lên khoa XN

+ Phải ghi rõ tên, tuổi người cần làm XN lên dụng cụ chứa mẫu.

+ Lưu ý: Không lấy mẫu nước tiểu khi phụ nữ đang có kinh nguyệt. Nên vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài trước khi tiểu vào bô

2.3 Đối với mẫu nước tiểu 3 giờ:

– Chuẩn bị: Bô đựng nước tiểu nên rửa sạch, đậy kín, để chỗ mát

– Cách thực hiện:

+ Tiểu lần đầu: bỏ, không lấy nước tiểu. Bắt đầu tính giờ và ghi giờ lần tiểu này

+ Sau đó, bắt đầu tiểu vào bô (Mỗi lần đi tiểu đều phải tiểu vào bô kể cả đại tiện, trong suốt thời gian 3 giờ)

+ Lần tiểu cuối sau 3 giờ: lấy, tiểu vào bô

+ Đo chính xác thể tích nước tiểu trong bô, ghi vào phiếu chỉ định XN (dùng chai nước suối 500ml để đo thể tích)

+ Trộn đều nước tiểu trong bô, sau đó cho vào dụng cụ chứa mẫu khoảng 2/3 lọ, gửi thật sớm lên khoa XN

+ Phải ghi rõ tên, tuổi người cần làm XN lên dụng cụ chứa mẫu

+ Lưu ý: Không lấy mẫu nước tiểu khi phụ nữ đang có kinh nguyệt. Nên vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài trước khi tiểu vào bô.

Leave Comments

02593850279
02593850279